Episodes

  • Nhạc Pháp lời Việt : « Xin đừng xa anh », tưởng nhớ giọng ca Alain Delorme
    Jan 18 2025
    Năm 2025 đánh dấu 5 năm ngày nam ca sĩ người Pháp Alain Delorme qua đời. Sinh thời, ông là ca sĩ chính của nhóm Crazy Horse, thành công nhờ đi biểu diễn và ghi âm những bản nhạc trữ tình, tiêu biểu của thập niên 1970. Tuy sinh trưởng ở Pháp (thành phố Roubaix), nhưng Alain Delorme lại thành công nhiều hơn tại vương quốc Bỉ, Hà Lan và một số nước thuộc khối Pháp ngữ. Nhắc tới Crazy Horse, không nên nhầm lẫn ban nhạc này (gồm 4 thành viên Pháp và Bỉ) với một nhóm nhạc khác cùng tên người Mỹ chuyên đi biểu diễn nhạc country rock với danh ca kỳ cựu Neil Young. Ngoài ra, « Crazy Horse » cũng được đặt tên cho sân khấu vũ kịch ở thủ đô Paris, nổi tiếng không kém gì nhà hát Moulin Rouge hoặc Paradis Latin. Vào đầu những năm 1970, Alain Delorme (1949-2020) tên thật là Alain Verstraete, cùng với 3 người bạn có cùng niềm đam mê chơi nhạc từ thuở thiếu thời, thành lập nhóm Crazy Horse. Ban nhạc này chủ yếu đi biểu diễn trong các buổi dạ hội, tiệc cưới hay các đêm khiêu vũ ngoài trời, tại các tỉnh miền bắc nước Pháp. Tài nghệ chơi nhạc của họ lọt vào tai các nhà sản xuất. Ở lứa tuổi 20, các thành viên của nhóm Crazy Horse (ngoài Alain Delorme còn có tay đàn ghi ta Johny Callens, sau này đi hát với nghệ danh Johny Fostier, tay đàn bass Dominique Barbe và tay trống Freddy de Jonghe), ký hợp đồng ghi âm đầu tiên với hãng đĩa Elver ở thành phố Mouscron do nhà sản xuất người Bỉ, Marcel De Keukeleire, quản lý.Ngay lập tức, ban nhạc gặt hái thành công bước đầu nhờ nhạc phẩm « J'ai tant besoin de toi » (I need you so much). Đây là bản phóng tác tiếng Pháp của một bản nhạc ăn khách tiếng Hà Lan (Ik ben verliefd op jou) do nam ca sĩ người Bỉ Paul Severs trình bày. Ca khúc đầu tay này giúp cho nhóm Crazy Horse lập kỷ lục số bán vào năm 1971, với hơn một triệu bản. Thành công này mở đường cho ban nhạc trẻ ghi âm nhiều bài hát ăn khách khác, chẳng hạn như « Un jour sans toi » (Một ngày vắng em), « Ne rentre pas ce soir » (Đêm nay em đừng về) và nhất là « L'amour, la première fois ». Bản nhạc này từng được phóng tác nhiều lần sang tiếng Việt. Lời phóng tác đầu tiên « Tình yêu đầu đời » là của tác giả Nhật Ngân. Lời Việt thứ nhì có tựa đề là « Ái ân lần đầu » là của tác giả Vũ Xuân Hùng.Nhờ những giai điệu say đắm nhẹ nhàng, hát với phong cách trữ tình lãng mạn, Alain Delorme và nhóm Crazy Horse đầu thập niên 1970 trở thành một hiện tượng trong làng nhạc nhẹ, thực sự chinh phục được nhiều bạn trẻ. Trên thị trường Bỉ và các nước nói tiếng Pháp, nhóm này đã bán được gần 5 triệu đĩa nhạc (45 vòng), sự nghiệp của họ không ngừng phát triển trong 4 năm liền, một cách nhanh chóng.Tuy nhiên, cũng như nhiều nhóm nhạc nổi tiếng khác, thành công cũng làm nảy sinh nhiều mối bất đồng giữa các thành viên (chủ yếu là giữa 2 ca sĩ Alain Delorme và Johny Fostier) và cũng chính sự bất đồng sâu rộng này khiến cho nhóm không thể tái hợp, dù đã có cơ hội trở lại dưới ánh đèn sân khấu một thời gian sau, vào cuối thập niên 1990, đầu những năm 2000.Khai thác đà thành công của nhóm, ca sĩ Alain Delorme tách ra riêng và bắt đầu sự nghiệp hát solo vào năm 1975. Ông thay đổi phong cách biểu diễn, chuyển qua hát nhạc pop với những nhịp điệu sôi động hơn thay vì ghi âm các tình khúc nhạc nhẹ. Trong giai đoạn này, Alain Delorme khá thành công với các nhạc phẩm như « Livre d'amour » (Tình sử), « Le premier pas » (Bước đầu) và nhất là « Romantique avec toi » (Lãng mạn bên em) …Từ đầu thập niên 1980 trở đi, sự nghiệp của Alain Delorme có dấu hiêu lu mờ, có lẽ vì ông không chuyển hướng kịp thời, với sự xuất hiện của thế hệ tác giả trẻ tuổi, đầy tài năng và nhiệt huyết mới (Goldman, Berger, Balavoine …) Alain Delorme dần dần biến mất khỏi làng nhạc, cho dù để kiếm sống, ông vẫn tiếp tục đi biểu diễn tại các liên hoan, nhạc hội ở các tỉnh miền Bắc nước Pháp.Alain Delorme chỉ xuất hiện trở lại trên đài truyền hình vào giữa những năm 2000 (2007-2008) trong chương trình ca nhạc « Les Années Bonheur » (Những năm tháng hạnh ...
    Show More Show Less
    10 mins
  • Ẩm thực Pháp : Trường dạy nghề nấu ăn Le Cordon Bleu tròn 130 tuổi
    Jan 17 2025
    Le Cordon Bleu là một mạng lưới quốc tế, gồm các trường tư của Pháp ban đầu dạy nghề nấu ăn và giờ đây được mở rộng sang ngành quản lý nhà hàng khách sạn. Năm 2025 kỷ niệm đúng 130 năm ngày thành lập trường Le Cordon Bleu đầu tiên ở Paris. Hiện giờ, có tới 35 chi nhánh Le Cordon Bleu tại 20 nước trên thế giới, đào tạo khoảng 20.000 học viên mỗi năm. Theo quyển tự điển ẩm thực Larousse Gastronomique, thuật ngữ « cordon bleu » xuất phát từ dải ruy băng màu xanh với thánh giá Malta vào giữa thế kỷ XVI do vua Henri Đệ Tam của Pháp ban tặng để phong tước cho các hiệp sĩ trung thành nhất. Với thời gian, dải ruy băng màu xanh được chọn làm biểu tượng của những đầu bếp giỏi nhất.Vào năm 1895, nhà phê bình ẩm thực Marthe Distel đã cho ra mắt tạp chí đầu tiên « La Cuisinière Cordon Bleu » dành cho nghệ thuật nấu ăn. Trên đà thành công của tờ báo, bà Marthe Distel đã cùng với đầu bếp Henri-Paul Pellaprat thành lập trường dạy nghề nấu ăn Le Cordon Bleu vào năm 1895, ngay tại phố Palais-Royal gần Viện bảo tàng Louvre ở trung tâm Paris. Ngoài việc đào tạo nhiều đầu bếp nước ngoài đến Paris nâng cao tay nghề, trường này bắt đầu mở thêm nhiều chi nhánh trên thế giới kể từ đầu những năm 1950 trở đi.Hiện nay, trường Le Cordon Bleu đã dời trụ sở về Paris quận 15, ở phố Beaugrenelle, cách Tháp Eiffel khoảng 15 phút đi bộ. Cơ sở hoạt động nằm trong những tòa nhà nhiều tầng hiện đại, mỗi tầng rộng hơn 4.000 m2. Ơ trên sân thượng, có một vườn cây xanh, trồng nhiều rau quả để phục vụ cho các lớp đào tạo. Với thời gian, Le Cordon Bleu tạo uy tín của một trong những cơ sở dạy nghề hàng đầu không những về ẩm thực mà còn trong ngành quản lý khách sạn, nhà hàng.Do có hơn 35 cơ sở tại 20 nước trên thế giới, cho nên các học viên thường có thêm nhiều cơ hội xuất ngoại để thực tập hay làm việc . Sau một thời gian đi làm ở nước ngoài, anh Vincent Denis dạy nghề làm bánh mì và các loại bánh viennoiserie ở Paris, anh nói về công thức làm những chiếc bánh sừng bò trộn bơ, tức là bánh croissant au beurre 100% theo kiểu Pháp.Để làm bánh croissant cho thật ngon, thì bột phải được nhồi 24 giờ trước khi cho vào lò nướng. Khi cán bột với bơ, thì tôi dùng loại bơ tươi còn mát lạnh ở khoảng 4 độ C. Bánh croissant có ngon là nhờ cách dùng bột ngàn lớp, trong tiếng Pháp là « pâte feuilletée ». Tôi dùng công thức gọi là « tourage », thêm bơ vào lớp bộp mịn dẻo, rồi cán bột sao cho thật đều. Khi cán xong, phải dùng khăn bọc lại rồi tiếp tục ủ bột trong nửa tiếng. Sau đó, phải lặp lại công đoạn này thêm một lần nữa và tránh cho lớp bột bị khô ở bề mặt : khi thiếu độ mịn dẻo, bánh croissant sẽ nở không đều trong lò nướng. Cán bột ngàn lớp với bơ là công đoạn đòi hỏi nhiều thời gian nhất, nhưng nếu thợ làm bánh biết chịu khó, thì chất lượng của bánh croissant theo kiểu Pháp sẽ càng trở nên thơm ngon tuyệt vời.Mario Alves là một học viên người Bồ Đào Nha. Khi ghi tên vào trường Cordon Bleu tại Paris, Mario biết rằng anh không phải là thực tập sinh nước ngoài duy nhất. Nhưng Mario không ngờ rằng trường ở Paris lại thu hút nhiều thực tập sinh ngoại quốc đến như vậy. Dường như đây là một truyền thống có từ lâu đời, vì trường thu hút học viên với hơn 90 quốc tịch khác nhau, từng đào tạo đầu bếp người Nga đầu tiên vào năm 1897 và đầu bếp người Nhật đầu tiên vào năm 1905. Nhưng dù có quốc tịch gì đi chăng nữa, các học viên đều có cùng một mục tiêu, sớm nhận bằng tốt nghiệp Le Cordon Bleu, có thêm cơ hội tìm việc làm một khi ra trường.Trong lớp hôm nay, chúng tôi học cách nấu nhiều món hầm với thịt cừu non hay thịt gà, cách dùng rau thơm cũng như cách g như cách kết hợp nhiều gia vị để chế biến đủ loại nước sốt. Tôi không có cảm tưởng học nghề nấu ăn đơn thuần mà chủ yếu là học các kỹ thuật chế biến cũng như lối tiếp cận ẩm thực của người Pháp. Chỉ cần nhìn vào ngữ vựng của một đầu bếp chuyên nghiệp Pháp, hầu như mỗi cách làm đều ...
    Show More Show Less
    9 mins
  • Đầu bếp Diane Nguyễn Thị Tố Như: “Tôi rất 'giàu', vì có hai nền văn hóa trong ẩm thực"
    Jan 10 2025
    Từ hơn 20 năm qua, giải Goût et Santé ( Hương vị và Sức khỏe ) là một giải thưởng ẩm thực được nhiều “nghệ nhân” trong ngành ẩm thực tại Pháp nhắm tới, đưa ra những công thức món ăn vừa đậm vị, vừa cân bằng dinh dưỡng. Cô Diane Nguyễn Thị Tố Như, công dân Pháp gốc Việt, là một trong những người đoạt giải năm 2024. Trận chung kết giải thưởng về ẩm thực đã diễn ra vào ngày 18/11/2024 tại Paris, quy tụ 12 thí sinh xuất sắc nhất, được lựa chọn từ hơn 80 hồ sơ, với chủ tịch ban giám khảo là đầu bếp Pháp nổi tiếng Thierry Marc và 11 chuyên gia về ẩm thực khác. Trong một ngày thi đấu, các thí sinh phải nấu ra món ăn chinh phục được ban giám khảo để lọt vào 4 hạng mục của giải thưởng này gồm : “Công thức nấu đồ mặn xuất sắc nhất” (Recettes salées), “Công thức nấu đồ ngọt” (Recettes sucrées), “Công thức món ăn lưu giữ” ( recettes à conserver), và “Công thức món ăn mang về nhà” ( Recettes à emporter).Đầu bếp Thierry Marx nhấn mạnh: “Nấu ăn là niềm hạnh phúc, niềm vui và sức khỏe”. Về cuộc thi năm nay, chủ tịch ban giám khảo khẳng định “chúng tôi đã nếm thử những món ăn đặc biệt, sáng tạo, ngon miệng, những công thức nấu ăn cần được bảo vệ… Chúng ta đã vượt qua một ngưỡng với ý tưởng có thể thay đổi một chút các cách thức nấu ăn truyền thống để ngày càng đổi mới nền ẩm thực”.Tại cuộc tranh tài lần thứ 22 này, theo ban tổ chức, các thí sinh đã “chứng tỏ khả năng sáng tạo tuyệt vời, quyến rũ ban giám khảo bằng những công thức nấu ăn hàng ngày, độc đáo và chất lượng dinh dưỡng, giúp tăng cường sức khỏe”, và chứng minh rằng “ẩm thực và sức khỏe có thể cùng tồn tại một cách hài hòa”.Giải thưởng trị giá 5000 euro cho mỗi hạng mục, được tổ chức hàng năm, bởi hãng bảo hiểm MAAF Assurances và sự hỗ trợ của Phòng thương mại Pháp về các nghề thủ công.Cô Diane Nguyễn Thị Tố Như là một trong những người thắng giải thưởng năm 2024 trong hạng mục “Món ăn lưu giữ”, qua một món ăn kết hợp hương vị đông tây, đầy sáng tạo : Nước dùng từ rau củ và món cá nấu tái chín.Theo ban giám khảo, công thức nấu ăn mà cô đưa ra “đơn giản nhưng cũng rất tinh tế”, có thể thanh lọc cơ thể. Nước dùng được làm từ rau hữu cơ, rong biển và thảo mộc, được lấy cảm hứng từ cách chế biến kiểu sashi của Nhật, có thể cấp nước, giải độc và giúp hệ tiêu hóa nghỉ ngơi. Món ăn vừa thiết thực, lành mạnh, có thể thưởng thức quanh năm, mang đến một trải nghiệm độc đáo cho vị giác.Rời khỏi Việt Nam từ khi còn nhỏ, cô hiện sống ở vùng Charente Maritime của Pháp, và làm nghề nghệ nhân bánh mì và đồ ngọt. Cô cũng mở một trường dạy nấu ăn vào năm 2017.Nhân dịp này, RFI Tiếng Việt đã phỏng vấn cô Diane Nguyễn Tố Như và mời cô chia sẻ về ẩm thực, và về chặng đường dấn thân vào căn bếp, tạo ra những món ăn sáng tạo nhất.RFI: Xin cảm ơn cô Diane Nguyễn Thị Tố Như đã dành thời gian trả lời phỏng vấn của RFI Tiếng Việt. Năm 2024 là lần thứ ba cô tham gia và là chủ nhân của một trong 4 hạng mục được trao giải. Giải thưởng này có tác động gì đến công việc của cô hay không ?Dĩ nhiên là giải thưởng này đã tác động đến công việc của tôi. Bởi vì khi nhận được giải, tôi cảm nhận sự thành công, nhưng cũng đặt ra cho tôi nhiều câu hỏi. Người ta đôi khi chắc chắn nhưng cũng có những nghi ngờ về một số điều. Giải thưởng này có thể nói là giúp tôi tiến về phía trước, giúp tôi đề xuất những điều mới mẻ cho các khách hàng của tôi… Đó là một thành công, nhưng cũng là một thử thách. Trong nghề nấu ăn, chúng tôi thường có những việc lặp đi lặp lại hàng ngày. Ví dụ, một món ăn, chúng tôi sẽ phải nấu một món rất nhiều lần cho khách hàng. Họ đặt cùng món đó, vào thứ Hai, hay thứ Bảy. Nhưng bên cạnh đó, chúng tôi cũng cải thiện các món ăn cho phong phú hơn. Cuộc thi này có thể nói là giúp tôi “trưởng thành” hơn.Trong nghề nấu ăn, cô tìm nguồn cảm hứng sáng ...
    Show More Show Less
    10 mins
  • Những kho tàng sáng tác cho dương cầm còn chưa được khám phá của nhạc sĩ Gabriel Fauré
    Dec 31 2024
    Tuyển tập « Fauré-Lucas Debargue » là một bông hoa mới trong khu vườn âm nhạc dương cầm. Trọn bộ 4 đĩa CD của nhạc sĩ Debargue, đưa thính giả vào hành trình sáng tác của Gabriel Fauré (1845-1924) một nhà soạn nhạc « cổ điển » « âm thầm khai mở những con đường mới ». Chỉ riêng 60 nhạc khúc sáng tác cho đàn piano của ông là gia tài đồ sộ mà hiếm ai dám đến gần. Là một trong những tên tuổi lớn của làng nhạc Pháp, Gabriel Fauré được biết nhiều nhờ các vở opéra như Pelléas và Mélissandre hay Prométhée, Pénélope … Trích đoạn Sicilienne từ vở Pelléas và Mélissandre quá nổi tiếng trên thế giới. Trong kho tàng âm nhạc, mộ khúc Requiem của Fauré, được sáng tác trong những năm 1887-1890 là một tượng đài riêng biệt. Nhạc sĩ người Pháp này còn là một tên tuổi lớn ở thể loại Musique de Chambre - nhạc thính phòng.Nhưng ít ai chú ý nhiều đến di sản đồ sộ của Fauré chỉ dành riêng cho dương cầm. Tựa như một khu vườn đã nhiều lần khách bộ hành thả bước, hiếm ai dừng lại lâu chốn này, bởi nhạc của Gabriel Fauré không có ma lực như của Chopin hay Mozart, không lặp đi lặp lại như nỗi ám ảnh nơi Maurice Ravel -một trong những học trò của chính Gabriel Fauré sau này, không là tiếng suối dịu êm, hay ánh trăng vàng trên sông như của Claude De Bussy.Ẩn số FauréNgay chính với bản thân nhạc sĩ dương cầm Lucas Debargue, trong một thời gian dài Gabriel Fauré vẫn là một ẩn số.« Thoáng qua, tôi không hiểu hết những dòng nhạc của Fauré và ngay cả khi rất chú ý, đã thấm dòng nhạc của ông, mỗi lần nghe hay chơi lại một nhạc khúc, tôi vẫn luôn khám phá thêm nhiều điều rất thú vị. Hiểu thêm một chút về sự phong phú trong dòng nhạc của Fauré. Thường thì các nhạc sĩ lớn đều để lại cho chúng ta cái cảm tưởng đó, nhưng trong trò chơi này, Gabriel Fauré là một bậc thầy. Có lẽ ông thích thú soạn nhạc để mỗi tác phẩm là một sự thách đố, là một trò chơi đí trốn đi tìm». Giới thiệu bộ CD toàn tập về 60 tác phẩm dành cho dương cầm của Gabriel Fauré, Lucas Debargue kể lại : trong một thời gian dài anh đã lầm tưởng những tác phẩm của Fauré chỉ là « phiên bản nhạt mờ của trường phái lãng mạn » :« Fauré hoàn toàn nhìn nhận là người thừa kế của những nhạc sĩ như Mendelson và Schumann. Đó là những tác giả mà ông đã được biết đến trong thời kỳ còn đang được đào tạo ở trường nhạc Niedermeyer. Tại đây, một trong những người thầy của Gabriel Fauré là giáo sư Camille Saint-Saëns. Họ trung thành và chơi thân với nhau trong suốt 60 năm cho đến ngày Saint-Saëns qua đời cho dù là hai người có cách tiếp cận rất khác nhau về âm nhạc đương đại. Phong cách của Fauré mang tính táo bạo nhưng, nhưng lại rất tự nhiên. Ông đem lại những gì mới mẻ cho âm nhạc, nhưng lại không có tinh thần nổi loạn, đạp đổ tất cả để làm lại từ đầu. Phải tinh ý lắm mới khám phá được những sự thay đổi rất lớn Gabriel Fauré mang lại cho âm nhạc. Bản Romance không lời của ông là cả một sự tinh tế, là một sự chuyển biến nhẹ nhàng ». Một hành trình tìm tòi sáng tạoChính Lucas Debargue giải thích, trong một thời gian dài anh chưa đủ chín chắn để hiểu được ngôn ngữ âm nhạc của Gabriel Fauré và nhất « rất khó đọc và chơi nhạc của Fauré ». Do một sự tình cờ, ngoài 30 tuổi và sau khi đã thành danh trên các sân khấu quốc tế, Lucas mới hiểu được rằng, nhạc của « không nhàm chán », mỗi sáng tác của ông dưới vỏ bọc cổ điển đều « âm ỉ một cuộc cách mạng » về sắc màu âm thanh, về cung cách hòa âm phối khí, và là một sự tìm tòi rất công phu trên », là một « cách tiếp cận mới với âm nhạc »« Tôi thường so sánh Gabriel Fauré với một nhạc sĩ khác, cũng đã soạn rất nhiều tác phẩm cho đàng dương cầm, là Scriabin. Sự so sánh này hơi bất ngờ, nhưng cả hai cùng thừa hưởng di sản của trường phái lãng mạn, của những Chopin, Schumann Mendelson… nhưng qua mỗi tác phẩm, ta lại nhận thấy Fauré đi xa hơn trên con đường chinh phục những miền đất còn trinh nguyên về âm thanh, về sắc ...
    Show More Show Less
    10 mins
  • Tây Ban Nha : Danh họa Dalí và kinh nghiệm làm triển lãm ảo ở Figueres
    Dec 27 2024
    Nhắc đến Figueres, thành phố vùng Catalunya của Tây Ban Nha, có lẽ ít người biết đến. Còn nhắc đến Salvador Dalí (1904-1989), nhiều người sẽ trầm trồ vì đó là danh họa trường phái Siêu thực nổi tiếng nhất thế kỷ XX. Thế nhưng, giữa Dalí và Figueres có mối liên hệ chặt chẽ vì thành phố ở miền đông Tây Ban Nha là quê hương của nghệ sĩ đa tài năng động. Tên tuổi của Dalí đã giúp cho Figueres trở thành điểm du lịch không thể bỏ qua. Figueres mang đặc trưng của kiến trúc xứ Catalunya với những ngôi nhà mái ngói đỏ, những hàng cọ thẳng tắp, những con phố nhỏ đan chéo nhau trong trung tâm thành phố. Và hình ảnh của Salvador Dalí hiện diện ở khắp nơi. Nghệ sĩ có tầm “nhìn xa trông rộng” đã để lại cho quê hương di sản “có một không hai”.Ngay một trong những lối vào thành phố là Nhà hát-Bảo tàng Dalí (Dalí Theatre-Museum) trông giống như một tác phẩm nghệ thuật độc đáo. Tường rào màu đỏ gạch, chạy quanh tháp Galatea (tháp có từ thời trung cổ được họa sĩ trùng tu và đặt tên tưởng nhớ đến người bạn đời Gala), được gắn thêm hình những chiếc bánh mì nhỏ màu vàng, đặc trưng của vùng Catalunya. Phía trên tường rào là những quả trứng khổng lồ xen kẽ với những bức tượng lớn mạ vàng mang ý nghĩa biểu tượng về sự sống và trường tồn của loài người.Dalí : Họa sĩ “ngông” giúp quê hương nổi tiếngNhà hát-Bảo tàng Dalí được xây trên nền của nhà hát Figueres, bị thiêu rụi, tan hoang trong cuộc nội chiến Tây Ban Nha. Ròng rã 10 năm trùng tu, Dalí đã biến được đống đổ nát thành vật thể siêu thực lớn nhất, được chính nghệ sĩ khánh thành năm 1974, nhằm mục đích mang đến cho du khách “trải nghiệm độc đáo giống như một giấc mơ sân khấu”.Khách tham quan có thể hòa mình trong thế giới độc đáo phản ánh sự nghiệp của danh họa từ những bước đi đầu cho tới đỉnh cao, được chia thành hai khu vực : Nhà hát-Bảo tàng cho thấy những tiêu chí, thiết kế của Dalí và những phòng triển lãm được lần lượt mở rộng sau này. Chân dung của nghệ sĩ Siêu thực nổi tiếng nhất thế kỷ XX được nhà sử học nghệ thuật Mariona Seguranyes phác họa khi trả lời RFI Tiếng Việt :“Những tác phẩm của Salvador Dalí phản ánh những câu hỏi lớn về con người. Dalí là một nhà tư tưởng rất thích viết và vẽ. Salvador Dalí theo trường phái Siêu thực, với phong cảnh ở La Pola, thiên nhiên ở Empordà, tượng trưng cho văn hóa vùng Catalunya. Thành phố Figueres có ý nghĩa rất quan trọng đối với Dalí. Môi trường quanh ông - từ gia đình, văn hóa, trí thức, đến nền văn hóa xứ Catatunya - đều rất quan trọng đối với tác phẩm của Dalí. Ông được cha giáo dục theo tư tưởng cộng hòa liên bang, lúc đó là những người rất cấp tiến trong xã hội. Phong cảnh, thiên nhiên ở vùng Cadaqués cũng đóng vai trò rất lớn đối với Dalí.Khởi nghiệp theo theo trường phái Ấn tượng nhưng sau đó Dalí cân nhắc và làm việc song song ở ngoài trời, hòa với thiên nhiên. Ông miêu tả vô cùng sâu sắc môi trường thiên nhiên này và tạo thành một thế giới song song với thế giới ông sống. Ông nghĩ ra những ký hiệu siêu thực, ví dụ khi suy ngẫm về con tôm hùm. Rồi ông muốn ngẫm đến nỗi buồn, đến những cảm xúc trong lòng và diễn giải bằng những ký hiệu tượng trưng. Ngay cả họa sĩ người Bỉ René Magritte (tiền bối, một trong những họa sĩ chủ đạo của trường phái Siêu thực) cũng đến thăm Dalí ở Cadaqués, tìm hiểu phong cách sáng tác và toàn bộ tác phẩm đang được Dalí thực hiện lúc bấy giờ”.Những công trình liên quan đến Dalí trong thành phố Fuigueres còn phản ánh cá tính “ngông ngông”, sự độc đáo của của nghệ sĩ nổi tiếng với bộ ria hếch. Cách Nhà hát-Bảo tàng Dalí chỉ khoảng 100 mét là ngôi nhà nơi ông sinh ra, giúp hiểu thêm về con người và sự nghiệp của ông. Bà Mariona Seguranyes giải thích :“Để khám phá được nhân cách của Dalí, điều quan trọng trước tiên là đến thăm ngôi nhà nơi ông sinh ra (Casa Natal), bởi vì chúng tôi kể về cá tính của ông, bối cảnh văn hóa và trí thức của ...
    Show More Show Less
    10 mins
  • Santocielo: Phúc âm qua ngôn ngữ điện ảnh
    Dec 25 2024
    Những câu chuyện trong Sách Thánh luôn gợi hứng cho các nghệ sĩ làm nên tác phẩm của mình. Câu chuyện Đức Maria mang thai Đấng Cứu Thế một cách ngoại thường đã tạo hứng khởi cho các diễn viên hài nổi tiếng Salvo Ficarra và Valentino Picone viết nên kịch bản và Francesco Amato đạo diễn cho bộ phim Santocielo, ra rạp vào dịp Giáng Sinh năm 2023. Chuyện phimMột ngày nọ, Thượng đế thấy gian trần tràn đầy tội lỗi bèn triệu tập các thánh và các thiên thần trong một cuộc họp « dân chủ » như trong nghị viện thời La Mã. Và để chuẩn bị cho Đấng Thiên Sai xuống trần thi hành ý muốn của Thượng Đế, một thiên thần đi trước chuẩn bị.Thượng đế cùng các thiên thần, các thánh trải qua một cuộc bỏ phiếu và lá thăm rơi vào thiên thần Aristide (Picone), lãnh sứ mệnh xuống trần chuẩn bị con đường cho một Đấng Cứu Thế mới đến tái tạo thế giới đang băng hoại về mặt đạo đức và tinh thần. Vị thiên thần tóc vàng này đã tới đảo Sicilia, miền Nam nước Ý, gặp Nicola (Ficarra), người đang gặp rắc rối vì cuộc khủng hoảng hôn nhân. Cuộc gặp gỡ xảy ra trong một quán bar khi Nicola đã uống ngà ngà say. Và câu chuyện bắt đầu.Nicola là một thầy giáo dạy toán, đồng thời là hiệu trưởng trong một trường trung học do các sơ quản lý và điều hành. Ngôi trường này đang phải đối diện với các vấn đề về việc đưa các phương tiện công nghệ mới vào giảng dạy, trong khi các giáo viên lại sắp tới tuổi nghỉ hưu… Về đời tư, thầy giáo Nicola đang sống ly thân một cách bí mật với người vợ của mình để tránh sự soi mói của hàng xóm.Sự gặp gỡ với Aristide ở quán rượu đã làm đảo lộn cuộc sống của thầy Nicola. Ông bắt đầu có những triệu chứng của phụ nữ mang thai bên cạnh sự hiện diện của thiên thần Aristide trong nhà và sự vắng mặt của người vợ. Việc này đã gây ra dị nghị cho các hàng xóm.Cái bụng của thầy giáo Nicola ngày càng to dẫn đến chuyện ông phải tìm mọi cách để giải quyết. Ngay cả chuyện phá thai. Nhưng cuối cùng, thầy phải trải qua mọi giai đoạn và mọi vấn đề của một người phụ nữ mang thai để sinh ra một bé gái xinh xắn. Chuyện phim kết thúc ở đây với việc thiên thần Aristide trở về thiên giới.Câu chuyện Kinh ThánhNếu quý vị là người không có hiểu biết về Kinh Thánh Ki-tô giáo thì đây chỉ là một bộ phim hài mang tính thần thoại siêu thực. Một câu chuyện về đàn ông mang bầu sinh con đã được nhiều nơi khai thác. Tuy nhiên, kịch bản phim được dựa trên câu chuyện trong Kinh Thánh, chính xác là Tin Mừng thời thơ ấu của Chúa Giê-su theo Thánh Lu-ca.Theo đó, thiên thần Grabriel báo tin cho Đức Maria để thụ thai và sinh ra Chúa Giêsu. Phúc âm đã kể lại việc thánh Giuse là bạn của Đức Maria thấy bạn mình có thai thì hồ nghi và định âm thầm bỏ đi, nhưng rồi thiên thần Chúa báo mộng để thánh Giuse ở lại và chăm sóc cho Đức Maria và Chúa Giêsu.Câu chuyện về gia đình của Chúa Giêsu, Đức Maria và thánh Giuse, với những vấn đề tầm thường được Kinh Thánh thuật lại nhằm diễn tả mầu nhiệm nhập thể của Đấng Cứu Thế. Thiên Chúa làm người và sống như con người.Vì thế, tác giả kịch bản phim đã mượn câu chuyện này và lật ngược lại để cho ra một câu chuyện mang tính thời sự của thế kỷ XXI. Một người đàn ông mang bầu và sinh ra một nữ cứu thế.Mượn Kinh Thánh để nói chuyện thời sựTrong phim này, đạo diễn, hay đúng hơn là tác giả kịch bản, là hai diễn viên chính Salvo Ficarra và Valentino Picone, đã dùng thời gian mang thai của thầy giáo Nicola để đề cập đến mọi vấn đề xã hội của nước Ý nói chung, và vùng Sicilia nói riêng. Từ vấn đề cá nhân, một người đàn ông gia trưởng độc tài, đến gia đình, vấn nạn ly dị, cho đến các vấn đề xã hội như giáo dục, nhất là các trường công giáo.Rồi vấn đề phá thai, trợ cấp xã hội cho những cặp đôi nuôi con, sự xuống cấp của hệ thống y tế và sự suy giảm dân số… nhiều vấn đề thời sự của nước Ý đã được khéo léo đưa vào bộ phim. Như họ đã từng làm trong bộ phim «...
    Show More Show Less
    10 mins
  • Những phép lạ chung quanh cây Đại Phong Cầm hơn 600 năm tuổi của Nhà Thờ Đức Bà Paris
    Dec 24 2024
    Nhờ một phép lạ, Đại Phong Cầm của Nhà Thờ Đức Bà Paris vẫn nguyên vẹn hình hài trong vụ hỏa hoạn năm 2019. Năm năm sau, Notre Dame de Paris tái sinh, nhạc cụ với bề dày hơn 600 năm lịch sử này vươn vai thức dậy. Từng chứng kiến và gắn liền với những thăng trầm trong lịch sử Paris, đàn lại cất tiếng ngân vang trong các thánh lễ trọng đại, trong những buổi lễ cầu nguyện thường ngày hay trong những chương trình hòa nhạc baroque. Để có được thời khắc tổng giám mục Paris Laurent Ulrich « đánh thức » Đại Phong Cầm trong lễ mừng Notre Dame de Paris mở cửa trở lại, hôm 07/12/2024, trước sự chứng kiến của hàng trăm quan khách trong khuôn viên nhà thờ và toàn thế giới, trong 5 năm qua, trên dưới gần 30 nghệ nhân đã tận tụy trùng tu, phục dựng cây đàn. Đúng hẹn, Nhà Thờ Đức Bà Paris tìm lại được « hơi thở » và « tiếng nói ».Thoát nạn hỏa thầnNhạc sĩ organ Olivier Latry là một trong bốn tay đàn chính thức của Notre Dame de Paris. Đêm 15/04/2019, cả thế giới đã bất lực hướng về Paris nơi nhà thờ Gothique cổ kính ngự tọa trên đảo Ile de la Cité từ hơn 800 năm qua, ngùn ngụt khói lửa, Olivier Latry không tài nào chợp mắt. Hơn ai hết, ông biết rằng cây « đại phong cầm đẹp nhất thế giới » nguy nga đồ sộ, gắn bó với ông trên dưới 40 năm, phút chốc có thể chỉ còn là tro bụi.Là một trong những người chịu trách nhiệm về công tác phục chế đàn sau hỏa hoạn, Christian Lutz nói qua về nhạc cụ ngoại hạng gắn liền với Nhà Thờ Đức Bà Paris như bóng với hình : « Nhìn từ góc độ lịch sử, đàn organ ở Notre-Dame de Paris là nhạc cụ quan trọng vào bậc nhất. 500 năm lịch sử của dòng đại phong cầm tại Pháp tích tụ cả về đây. Cây đàn này còn là một nhạc cụ quá khổ, với gần 8000 ống, cao như một tòa nhà ba tầng. Không cây đàn nào khác ở Pháp có được kích cỡ như vậy ».Những dữ liệu lịch sử của Notre Dame de Paris cho thấy, từ năm 1357, nhà thờ đã có một cây đàn ở đúng vị trí như hiện tại … Vóc dáng và bộ mặt của cây đàn ngày nay phần lớn tồn tại từ những công sức của các nghệ nhân thế kỷ thứ 18 dưới sự điều khiển của nhà làm đàn và cũng là một kiến trúc sư, với tài trạm trổ ngoại hạng, Aristide Cavaillé Coll (1811-1899). Phép lạ đầu tiên, đó là sau một cuộc đọ sức và đấu trí suốt 15 tiếng đồng hồ, đội lính cứu hỏa đã khống chế được thần lửa. Notre Dame de Paris bị tổn thương nhưng vẫn còn đó. Phép lạ thứ hai được ông Bertrand Cattiaux, một « mối thâm giao » với cây đại phong cầm Nhà Thờ Đức Bà Paris, nêu bật :« Đàn đại phong cầm không bị bén lửa, không bị tạt nước trong công tác dập tắt đám cháy, nhưng do một phần mái Nhà Thờ Đức Bà bị thủng sau hỏa hoạn, cho nên là cây đàn bị lộ thiên. Có nghĩa là bị ẩm ướt vào trong mùa đông lạnh giá và bị những khác biệt về nhiệt độ ngoài trời làm hỏng ». « Le Grand Orgue de Notre Dame de Paris » nhìn qua vẫn nguyên vẹn hình hài. Nhạc sĩ Olivier Latry được an ủi phần nào :« Thật là một phép lạ. Với đám cháy như vậy mà hàn thử biểu đặt trong cây đàn cho thấy nhiệt độ chỉ dừng lại ở 17 độ C hôm Nhà Thờ Đức Bà bị thần hỏa tới thăm. Với đám cháy như vậy, đàn có thể bị cháy, các ống kim loại có thể bị tan chảy. Lính cứu hỏa phun nước dập tắt đám cháy có thể làm cho đàn bị ngập nước… Nhưng tất cả những kịch bản đó đã không hề xảy ra (...) Trong cái rủi có cái may. Đành rằng sườn trên phần mái nhà thờ đã bị thiêu rụi nhưng giờ đây, Notre-Dame de Paris lộng lẫy hơn xưa và nhất là nếu không có vụ hỏa hoạn hồi 2019 thì không thể nào trong 15 ngày mà chúng ta có thể huy động 850 triệu euro để trùng tu Nhà Thờ Đức Bà Paris »Organ, một cỗ máy tinh vi và kỳ diệuNhưng khi đến gần ta sẽ thấy một lớp bụi chì, phủ lên khắp thân đàn, lên toàn bộ 7.952 ống đàn bằng kim loại, 5 bàn phím, trên 110 thanh kéo và cả ở bên trong cây đàn có kích cỡ đồ sộ như một tòa nhà ba tầng. Như vừa nói ở trên, một phần nóc nhà thờ bị hư hại, đàn bị ...
    Show More Show Less
    10 mins
  • Nhà thờ Đức Bà Paris mở cửa trở lại : Biểu tượng của hy vọng và một khởi đầu mới
    Dec 20 2024
    Năm năm sau vụ hỏa hoạn, Nhà thờ Đức Bà Paris tại Pháp đã trở lại chào đón công chúng từ khắp nơi trên thế giới, sau đại lễ mở cửa chính thức từ ngày 07/12/2024. Những tiếng chuông thánh thót từ Nhà Thờ Đức Bà, sau 5 năm lặng yên, đã ngân lên trở lại, vang vọng khắp các khu phố trung tâm thủ đô Pháp. Âm thanh phát ra từ hai ngọn tháp chuông, nơi đã từng khiến cả thế giới nín thở, lo sợ không biết lửa có sẽ lan ra, nuốt chửng, thiêu rụi toàn bộ Nhà thờ Đức Bà hay không, theo dõi sát sao những vòi nước từ đội ngũ lính cứu hoả.Những hàng rào chắn trước Nhà thờ Đức Bà nay đã được dỡ bỏ, để lộ trở lại mốc Km số 0 của thủ đô Paris, để những du khách mộng mơ về Paris có thể đứng đó và ước được quay trở lại kinh đô ánh sáng một lần nữa theo như lời đồn. Cây cầu gỗ mộc mạc, nối đại lộ Quai de Montebello, bắc qua sông Seine, dẫn vào chân nhà thờ, bị các tấm phông bạt trắng che chắn, nay đã thông thoáng, tấp nập người qua lại, lộ ra những ổ khóa của các đôi tình nhân. Nhà thờ Đức Bà Paris đã chính thức mở cửa lại hôm 7/12, theo lời hứa của tổng thống Pháp Macron, sau 5 năm tu sửa theo nguyên trạng, với các màn trình diễn nghệ thuật hoành tráng, cùng sự góp mặt của nhiều nguyên thủ quốc gia và lãnh đạo chính phủ. Lần đầu tiên từ 5 năm qua, cây đàn organ khổng lồ được đặt phía trên, gần với nóc của nhà thờ, phát ra những âm thanh vang dội trong bầu không khí linh thiêng của buổi thánh lễ trang trọng.Công chúng có thể đến thăm Nhà thờ kể từ ngày 10/12, nhưng phải đặt chỗ từ trang mạng chính thức của Nhà thờ, dù là miễn phí. Những du khách ngẫu hứng, không chuẩn bị trước, hoặc không đặt được vé vào vì kín chỗ, phải đợi đến cuối thứ Bảy, từ ngày 14/12, mới có thể vào tham quan công trình hơn 800 tuổi, nhưng phải xếp hàng. Thời gian chờ từ 5 đến 10 phút, nhưng có thể lên đến 30 phút, tùy theo thời điểm, hàng người có thể nối dài từ cửa vào cho đến tận gần cầu Pont-Cardinal Lustigier.Đọc thêm : Công trình trùng tu Nhà thờ Đức Bà Paris: Một kỳ tíchAnh Marius, một tình nguyện viên hỗ trợ tại lối vào, cho biết : « Nhà Thờ Đức Bà Paris dự trù tiếp đón khoảng 17 triệu người, tức là mỗi ngày khoảng 40.000 người. Do vậy, chúng tôi duy trì việc đặt trước chỗ trên mạng để mọi người có thể đến thăm nhà thờ dễ dàng hơn.»Nhà thời Đức Bà Paris (Notre Dame de Paris), đứng sừng sững giữa bầu trời thủ đô Pháp, như một nhân chứng lịch sử, đã đi vào những vần thơ, áng văn của nhiều thi hào Pháp. Đối với nhiều người Pháp, Nhà Thờ Đức Bà Paris là một biểu tượng, tượng trưng cho văn hóa Pháp. Bà Anne, một cư dân của thủ đô Paris, xếp hàng để vào Nhà thờ dự thánh lễ, được tổ chức hàng ngày theo các khung giờ khác nhau, cho biết : « Chúng tôi đã chờ từ 5 năm qua, chúng tôi chỉ đợi sự kiện này. Với tôi, Nhà Thờ Đức Bà Paris, đại diện cho thủ đô, cho nước Pháp, cho những giá trị của riêng tôi. Tôi rất vui mừng khi nhà thờ được tân trang. »Đối với bà Aline Arnaud, một du khách đến từ miền nam nước Pháp, «thật khó tin khi có thể chứng kiến Nhà thờ tái sinh từ đống tro tàn, bởi vì Nhà thờ là một nơi mang tính biểu tượng của Pháp, là nơi của những cuộc hội tụ, mở cửa đón mọi người, ngay cả với những người không theo đạo Công giáo. »Sự kiện này cũng thu hút nhiều người Pháp, chưa từng đặt chân đến Nhà thờ trong những năm qua, quyết định ghé thăm công trình thế kỷ này, như trường hợp của Bastien Dumas, đến từ thành phố miền nam Toulouse: « Công trình này giống như biểu tượng của Paris, với tất cả các bức tượng ở bên trong. Chúng tôi đã xem những hình ảnh trên truyền hình, cũng như biết được cách mà các nghệ nhân trùng tu như thế nào. Chúng tôi cũng muốn đến tận nơi để xem tiến độ của công trình tu bổ này và những gì mà họ đã làm được ».Đối với du khách quốc tế như cô Emma, từ Canada, đến du lịch ở Paris trong dịp này, thì không thể bỏ lỡ việc đi thăm Nhà...
    Show More Show Less
    9 mins