Tạp chí văn hóa

By: RFI Tiếng Việt
  • Summary

  • Sinh hoạt văn hóa, nghệ thuật, đặc biệt là tại Pháp và Việt Nam

    France Médias Monde
    Show More Show Less
Episodes
  • Nhạc Pháp lời Việt : « Xin đừng xa anh », tưởng nhớ giọng ca Alain Delorme
    Jan 18 2025
    Năm 2025 đánh dấu 5 năm ngày nam ca sĩ người Pháp Alain Delorme qua đời. Sinh thời, ông là ca sĩ chính của nhóm Crazy Horse, thành công nhờ đi biểu diễn và ghi âm những bản nhạc trữ tình, tiêu biểu của thập niên 1970. Tuy sinh trưởng ở Pháp (thành phố Roubaix), nhưng Alain Delorme lại thành công nhiều hơn tại vương quốc Bỉ, Hà Lan và một số nước thuộc khối Pháp ngữ. Nhắc tới Crazy Horse, không nên nhầm lẫn ban nhạc này (gồm 4 thành viên Pháp và Bỉ) với một nhóm nhạc khác cùng tên người Mỹ chuyên đi biểu diễn nhạc country rock với danh ca kỳ cựu Neil Young. Ngoài ra, « Crazy Horse » cũng được đặt tên cho sân khấu vũ kịch ở thủ đô Paris, nổi tiếng không kém gì nhà hát Moulin Rouge hoặc Paradis Latin. Vào đầu những năm 1970, Alain Delorme (1949-2020) tên thật là Alain Verstraete, cùng với 3 người bạn có cùng niềm đam mê chơi nhạc từ thuở thiếu thời, thành lập nhóm Crazy Horse. Ban nhạc này chủ yếu đi biểu diễn trong các buổi dạ hội, tiệc cưới hay các đêm khiêu vũ ngoài trời, tại các tỉnh miền bắc nước Pháp. Tài nghệ chơi nhạc của họ lọt vào tai các nhà sản xuất. Ở lứa tuổi 20, các thành viên của nhóm Crazy Horse (ngoài Alain Delorme còn có tay đàn ghi ta Johny Callens, sau này đi hát với nghệ danh Johny Fostier, tay đàn bass Dominique Barbe và tay trống Freddy de Jonghe), ký hợp đồng ghi âm đầu tiên với hãng đĩa Elver ở thành phố Mouscron do nhà sản xuất người Bỉ, Marcel De Keukeleire, quản lý.Ngay lập tức, ban nhạc gặt hái thành công bước đầu nhờ nhạc phẩm « J'ai tant besoin de toi » (I need you so much). Đây là bản phóng tác tiếng Pháp của một bản nhạc ăn khách tiếng Hà Lan (Ik ben verliefd op jou) do nam ca sĩ người Bỉ Paul Severs trình bày. Ca khúc đầu tay này giúp cho nhóm Crazy Horse lập kỷ lục số bán vào năm 1971, với hơn một triệu bản. Thành công này mở đường cho ban nhạc trẻ ghi âm nhiều bài hát ăn khách khác, chẳng hạn như « Un jour sans toi » (Một ngày vắng em), « Ne rentre pas ce soir » (Đêm nay em đừng về) và nhất là « L'amour, la première fois ». Bản nhạc này từng được phóng tác nhiều lần sang tiếng Việt. Lời phóng tác đầu tiên « Tình yêu đầu đời » là của tác giả Nhật Ngân. Lời Việt thứ nhì có tựa đề là « Ái ân lần đầu » là của tác giả Vũ Xuân Hùng.Nhờ những giai điệu say đắm nhẹ nhàng, hát với phong cách trữ tình lãng mạn, Alain Delorme và nhóm Crazy Horse đầu thập niên 1970 trở thành một hiện tượng trong làng nhạc nhẹ, thực sự chinh phục được nhiều bạn trẻ. Trên thị trường Bỉ và các nước nói tiếng Pháp, nhóm này đã bán được gần 5 triệu đĩa nhạc (45 vòng), sự nghiệp của họ không ngừng phát triển trong 4 năm liền, một cách nhanh chóng.Tuy nhiên, cũng như nhiều nhóm nhạc nổi tiếng khác, thành công cũng làm nảy sinh nhiều mối bất đồng giữa các thành viên (chủ yếu là giữa 2 ca sĩ Alain Delorme và Johny Fostier) và cũng chính sự bất đồng sâu rộng này khiến cho nhóm không thể tái hợp, dù đã có cơ hội trở lại dưới ánh đèn sân khấu một thời gian sau, vào cuối thập niên 1990, đầu những năm 2000.Khai thác đà thành công của nhóm, ca sĩ Alain Delorme tách ra riêng và bắt đầu sự nghiệp hát solo vào năm 1975. Ông thay đổi phong cách biểu diễn, chuyển qua hát nhạc pop với những nhịp điệu sôi động hơn thay vì ghi âm các tình khúc nhạc nhẹ. Trong giai đoạn này, Alain Delorme khá thành công với các nhạc phẩm như « Livre d'amour » (Tình sử), « Le premier pas » (Bước đầu) và nhất là « Romantique avec toi » (Lãng mạn bên em) …Từ đầu thập niên 1980 trở đi, sự nghiệp của Alain Delorme có dấu hiêu lu mờ, có lẽ vì ông không chuyển hướng kịp thời, với sự xuất hiện của thế hệ tác giả trẻ tuổi, đầy tài năng và nhiệt huyết mới (Goldman, Berger, Balavoine …) Alain Delorme dần dần biến mất khỏi làng nhạc, cho dù để kiếm sống, ông vẫn tiếp tục đi biểu diễn tại các liên hoan, nhạc hội ở các tỉnh miền Bắc nước Pháp.Alain Delorme chỉ xuất hiện trở lại trên đài truyền hình vào giữa những năm 2000 (2007-2008) trong chương trình ca nhạc « Les Années Bonheur » (Những năm tháng hạnh ...
    Show More Show Less
    10 mins
  • Ẩm thực Pháp : Trường dạy nghề nấu ăn Le Cordon Bleu tròn 130 tuổi
    Jan 17 2025
    Le Cordon Bleu là một mạng lưới quốc tế, gồm các trường tư của Pháp ban đầu dạy nghề nấu ăn và giờ đây được mở rộng sang ngành quản lý nhà hàng khách sạn. Năm 2025 kỷ niệm đúng 130 năm ngày thành lập trường Le Cordon Bleu đầu tiên ở Paris. Hiện giờ, có tới 35 chi nhánh Le Cordon Bleu tại 20 nước trên thế giới, đào tạo khoảng 20.000 học viên mỗi năm. Theo quyển tự điển ẩm thực Larousse Gastronomique, thuật ngữ « cordon bleu » xuất phát từ dải ruy băng màu xanh với thánh giá Malta vào giữa thế kỷ XVI do vua Henri Đệ Tam của Pháp ban tặng để phong tước cho các hiệp sĩ trung thành nhất. Với thời gian, dải ruy băng màu xanh được chọn làm biểu tượng của những đầu bếp giỏi nhất.Vào năm 1895, nhà phê bình ẩm thực Marthe Distel đã cho ra mắt tạp chí đầu tiên « La Cuisinière Cordon Bleu » dành cho nghệ thuật nấu ăn. Trên đà thành công của tờ báo, bà Marthe Distel đã cùng với đầu bếp Henri-Paul Pellaprat thành lập trường dạy nghề nấu ăn Le Cordon Bleu vào năm 1895, ngay tại phố Palais-Royal gần Viện bảo tàng Louvre ở trung tâm Paris. Ngoài việc đào tạo nhiều đầu bếp nước ngoài đến Paris nâng cao tay nghề, trường này bắt đầu mở thêm nhiều chi nhánh trên thế giới kể từ đầu những năm 1950 trở đi.Hiện nay, trường Le Cordon Bleu đã dời trụ sở về Paris quận 15, ở phố Beaugrenelle, cách Tháp Eiffel khoảng 15 phút đi bộ. Cơ sở hoạt động nằm trong những tòa nhà nhiều tầng hiện đại, mỗi tầng rộng hơn 4.000 m2. Ơ trên sân thượng, có một vườn cây xanh, trồng nhiều rau quả để phục vụ cho các lớp đào tạo. Với thời gian, Le Cordon Bleu tạo uy tín của một trong những cơ sở dạy nghề hàng đầu không những về ẩm thực mà còn trong ngành quản lý khách sạn, nhà hàng.Do có hơn 35 cơ sở tại 20 nước trên thế giới, cho nên các học viên thường có thêm nhiều cơ hội xuất ngoại để thực tập hay làm việc . Sau một thời gian đi làm ở nước ngoài, anh Vincent Denis dạy nghề làm bánh mì và các loại bánh viennoiserie ở Paris, anh nói về công thức làm những chiếc bánh sừng bò trộn bơ, tức là bánh croissant au beurre 100% theo kiểu Pháp.Để làm bánh croissant cho thật ngon, thì bột phải được nhồi 24 giờ trước khi cho vào lò nướng. Khi cán bột với bơ, thì tôi dùng loại bơ tươi còn mát lạnh ở khoảng 4 độ C. Bánh croissant có ngon là nhờ cách dùng bột ngàn lớp, trong tiếng Pháp là « pâte feuilletée ». Tôi dùng công thức gọi là « tourage », thêm bơ vào lớp bộp mịn dẻo, rồi cán bột sao cho thật đều. Khi cán xong, phải dùng khăn bọc lại rồi tiếp tục ủ bột trong nửa tiếng. Sau đó, phải lặp lại công đoạn này thêm một lần nữa và tránh cho lớp bột bị khô ở bề mặt : khi thiếu độ mịn dẻo, bánh croissant sẽ nở không đều trong lò nướng. Cán bột ngàn lớp với bơ là công đoạn đòi hỏi nhiều thời gian nhất, nhưng nếu thợ làm bánh biết chịu khó, thì chất lượng của bánh croissant theo kiểu Pháp sẽ càng trở nên thơm ngon tuyệt vời.Mario Alves là một học viên người Bồ Đào Nha. Khi ghi tên vào trường Cordon Bleu tại Paris, Mario biết rằng anh không phải là thực tập sinh nước ngoài duy nhất. Nhưng Mario không ngờ rằng trường ở Paris lại thu hút nhiều thực tập sinh ngoại quốc đến như vậy. Dường như đây là một truyền thống có từ lâu đời, vì trường thu hút học viên với hơn 90 quốc tịch khác nhau, từng đào tạo đầu bếp người Nga đầu tiên vào năm 1897 và đầu bếp người Nhật đầu tiên vào năm 1905. Nhưng dù có quốc tịch gì đi chăng nữa, các học viên đều có cùng một mục tiêu, sớm nhận bằng tốt nghiệp Le Cordon Bleu, có thêm cơ hội tìm việc làm một khi ra trường.Trong lớp hôm nay, chúng tôi học cách nấu nhiều món hầm với thịt cừu non hay thịt gà, cách dùng rau thơm cũng như cách g như cách kết hợp nhiều gia vị để chế biến đủ loại nước sốt. Tôi không có cảm tưởng học nghề nấu ăn đơn thuần mà chủ yếu là học các kỹ thuật chế biến cũng như lối tiếp cận ẩm thực của người Pháp. Chỉ cần nhìn vào ngữ vựng của một đầu bếp chuyên nghiệp Pháp, hầu như mỗi cách làm đều ...
    Show More Show Less
    9 mins
  • Đầu bếp Diane Nguyễn Thị Tố Như: “Tôi rất 'giàu', vì có hai nền văn hóa trong ẩm thực"
    Jan 10 2025
    Từ hơn 20 năm qua, giải Goût et Santé ( Hương vị và Sức khỏe ) là một giải thưởng ẩm thực được nhiều “nghệ nhân” trong ngành ẩm thực tại Pháp nhắm tới, đưa ra những công thức món ăn vừa đậm vị, vừa cân bằng dinh dưỡng. Cô Diane Nguyễn Thị Tố Như, công dân Pháp gốc Việt, là một trong những người đoạt giải năm 2024. Trận chung kết giải thưởng về ẩm thực đã diễn ra vào ngày 18/11/2024 tại Paris, quy tụ 12 thí sinh xuất sắc nhất, được lựa chọn từ hơn 80 hồ sơ, với chủ tịch ban giám khảo là đầu bếp Pháp nổi tiếng Thierry Marc và 11 chuyên gia về ẩm thực khác. Trong một ngày thi đấu, các thí sinh phải nấu ra món ăn chinh phục được ban giám khảo để lọt vào 4 hạng mục của giải thưởng này gồm : “Công thức nấu đồ mặn xuất sắc nhất” (Recettes salées), “Công thức nấu đồ ngọt” (Recettes sucrées), “Công thức món ăn lưu giữ” ( recettes à conserver), và “Công thức món ăn mang về nhà” ( Recettes à emporter).Đầu bếp Thierry Marx nhấn mạnh: “Nấu ăn là niềm hạnh phúc, niềm vui và sức khỏe”. Về cuộc thi năm nay, chủ tịch ban giám khảo khẳng định “chúng tôi đã nếm thử những món ăn đặc biệt, sáng tạo, ngon miệng, những công thức nấu ăn cần được bảo vệ… Chúng ta đã vượt qua một ngưỡng với ý tưởng có thể thay đổi một chút các cách thức nấu ăn truyền thống để ngày càng đổi mới nền ẩm thực”.Tại cuộc tranh tài lần thứ 22 này, theo ban tổ chức, các thí sinh đã “chứng tỏ khả năng sáng tạo tuyệt vời, quyến rũ ban giám khảo bằng những công thức nấu ăn hàng ngày, độc đáo và chất lượng dinh dưỡng, giúp tăng cường sức khỏe”, và chứng minh rằng “ẩm thực và sức khỏe có thể cùng tồn tại một cách hài hòa”.Giải thưởng trị giá 5000 euro cho mỗi hạng mục, được tổ chức hàng năm, bởi hãng bảo hiểm MAAF Assurances và sự hỗ trợ của Phòng thương mại Pháp về các nghề thủ công.Cô Diane Nguyễn Thị Tố Như là một trong những người thắng giải thưởng năm 2024 trong hạng mục “Món ăn lưu giữ”, qua một món ăn kết hợp hương vị đông tây, đầy sáng tạo : Nước dùng từ rau củ và món cá nấu tái chín.Theo ban giám khảo, công thức nấu ăn mà cô đưa ra “đơn giản nhưng cũng rất tinh tế”, có thể thanh lọc cơ thể. Nước dùng được làm từ rau hữu cơ, rong biển và thảo mộc, được lấy cảm hứng từ cách chế biến kiểu sashi của Nhật, có thể cấp nước, giải độc và giúp hệ tiêu hóa nghỉ ngơi. Món ăn vừa thiết thực, lành mạnh, có thể thưởng thức quanh năm, mang đến một trải nghiệm độc đáo cho vị giác.Rời khỏi Việt Nam từ khi còn nhỏ, cô hiện sống ở vùng Charente Maritime của Pháp, và làm nghề nghệ nhân bánh mì và đồ ngọt. Cô cũng mở một trường dạy nấu ăn vào năm 2017.Nhân dịp này, RFI Tiếng Việt đã phỏng vấn cô Diane Nguyễn Tố Như và mời cô chia sẻ về ẩm thực, và về chặng đường dấn thân vào căn bếp, tạo ra những món ăn sáng tạo nhất.RFI: Xin cảm ơn cô Diane Nguyễn Thị Tố Như đã dành thời gian trả lời phỏng vấn của RFI Tiếng Việt. Năm 2024 là lần thứ ba cô tham gia và là chủ nhân của một trong 4 hạng mục được trao giải. Giải thưởng này có tác động gì đến công việc của cô hay không ?Dĩ nhiên là giải thưởng này đã tác động đến công việc của tôi. Bởi vì khi nhận được giải, tôi cảm nhận sự thành công, nhưng cũng đặt ra cho tôi nhiều câu hỏi. Người ta đôi khi chắc chắn nhưng cũng có những nghi ngờ về một số điều. Giải thưởng này có thể nói là giúp tôi tiến về phía trước, giúp tôi đề xuất những điều mới mẻ cho các khách hàng của tôi… Đó là một thành công, nhưng cũng là một thử thách. Trong nghề nấu ăn, chúng tôi thường có những việc lặp đi lặp lại hàng ngày. Ví dụ, một món ăn, chúng tôi sẽ phải nấu một món rất nhiều lần cho khách hàng. Họ đặt cùng món đó, vào thứ Hai, hay thứ Bảy. Nhưng bên cạnh đó, chúng tôi cũng cải thiện các món ăn cho phong phú hơn. Cuộc thi này có thể nói là giúp tôi “trưởng thành” hơn.Trong nghề nấu ăn, cô tìm nguồn cảm hứng sáng ...
    Show More Show Less
    10 mins

What listeners say about Tạp chí văn hóa

Average customer ratings

Reviews - Please select the tabs below to change the source of reviews.