Tạp chí xã hội

By: RFI Tiếng Việt
  • Summary

  • Những vấn đề xã hội Việt Nam và trên thế giới qua lăng kính RFI

    France Médias Monde
    Show More Show Less
Episodes
  • Cà phê Việt Nam trước những thách thức về biến đổi khí hậu
    Jan 15 2025
    Doanh thu xuất khẩu cà phê của Việt Nam lần đầu vượt ngưỡng 5 tỉ đô la : 5,43 tỉ đô la, mức cao kỷ lục. Báo Courrier du Vietnam ngày 22/10/2024 trích dẫn ông Nguyễn Nam Hải, chủ tịch Hiệp hội cà phê và cacao của Việt Nam (VICOFA), cho biết trong niên vụ cà phê 2023-2024 (từ 01/10/2023 đến 30/09/2024), giá trị xuất khẩu cà phê đã tăng đến 33,1%. Cà phê Việt Nam đang hưởng lợi do nhu cầu thế giới tăng, giá cà phê tăng ở mức cao kỷ lục, trong khi sản lượng cà phê của Brazil, nước sản xuất cà phê hàng đầu thế giới sụt giảm mạnh do hạn hán nặng trong bối cảnh biến đổi khí hậu nghiêm trọng.Hồi tháng 06/2024, nhiều báo nước ngoài nhìn nhận ngành trồng cà phê của Việt Nam, đứng thứ hai thế giới, đa phần là cà phê Robusta, đang đứng trước nhiều cơ hội cạnh tranh với cà phê Arabica, vốn chịu tác động mạnh mẽ hơn từ biến đổi khí hậu.Tuy nhiên, số liệu về xuất khẩu cà phê Việt nam nói trên không có nghĩa là ngành trồng cà phê Việt Nam không bị tác động bởi biến đổi khí hậu : lượng cà phê Việt Nam xuất khẩu chỉ đạt khoảng 1,46 triệu tấn, giảm 12,1% so với cùng kỳ năm trước đó.Để hiểu thêm về tình hình, RFI tiếng Việt hồi tháng 06/2024 đã có cuộc phỏng vấn tiến sĩ Clément Rigal, nhà nông học, chuyên gia về cây cà phê và nông lâm kết hợp của Trung tâm Hợp tác Quốc tế về Nghiên cứu Nông nghiệp Phục vụ Phát triển (Cirad - Pháp), chi nhánh tại Việt Nam.RFI Tiếng Việt : Thưa TS. Clément Rigal, ông là nhà nông học, chuyên gia về cây cà phê và nông lâm kết hợp, thuộc Trung tâm hợp tác quốc tế về nghiên cứu nông nghiệp phục vụ phát triển (Cirad), chi nhánh tại Việt Nam. Theo ông, đâu là những tác động của tình trạng biến đổi khí hậu đối với ngành trồng cây cà phê của Việt Nam ? TS. Clément Rigal : Các tác động chính của biến đổi khí hậu đối với ngành trồng cây cà phê ở Việt Nam là vào mùa khô, thường kéo dài từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau. Đây là giai đoạn trời rất ít mưa. Mùa khô sẽ ngày càng dài hơn, thất thường hơn, có thể khắc nghiệt hơn và thật là đáng tiếc, mùa khô vừa qua là một ví dụ điển hình, đặc biệt khó vượt qua, phần lớn không có đủ nước để tưới cho cây cà phê. Như vậy là thiệt hại đối với các trang trại trồng cà phê là rất lớn. Trời rất nóng, rất khô và mùa khô năm nay đã kéo dài hơn bình thường khoảng một tháng và đã có những thiệt hại đáng kể. Những mùa khô tới đây có thể sẽ đến ngày càng thường xuyên hơn, đó là vấn đề chính, nguy cơ chính liên quan đến biến đổi khí hậu đối với ngành trồng cây cà phê.Năm ngoái thì bình thường. Không phải năm nào cũng bị khô hạn như vậy. Trái lại, năm nay tác động đối với vụ thu hoạch sẽ có thể trông thấy rõ. Thêm vào đó, cũng xin nhắc lại là khí hậu khô hanh càng khiến rệp sáp trên cây cà phê phát triển mạnh, khiến thiệt hại càng thêm nặng nề.RFI Tiếng Việt : Nhưng biến đổi khí hậu cũng có thể mang lại những cơ hội cho ngành trồng cà phê tại Việt Nam ? TS. Clément Rigal : Thực ra là không thể dễ dàng nói là biến đổi khí hậu mang lại cơ hội. Tuy nhiên, điều chúng tôi thấy hiện nay trong lĩnh vực canh tác cây cà phê ở Việt Nam là ngày càng có nhiều nông dân đa dạng hóa các loại cây trồng trên đất cà phê, trong khi trước đây họ chỉ độc canh cây cà phê. Và ngày càng nhiều người trồng thêm các cây khác, đặc biệt là cây ăn trái trên diện tích đất trồng cà phê. Họ đa dạng hóa các loại cây trồng và ngày càng canh tác theo hướng nông lâm kết hợp. Và điều này có tác động rất tích cực đến khả năng chống đỡ, phục hồi của cây cà phê. Những cây cà phê mọc dưới tán cây cần ít nước hơn, được hưởng lợi do vi khí hậu thuận lợi hơn và được hưởng lợi từ vùng đệm khí hậu có khả năng chống đỡ tốt hơn, được bảo vệ tốt hơn trước các tác động dữ dội của tình trạng biến đổi khí hậu. Như vậy là sự đa dạng hóa cây trồng trên diện tích đất trồng cà phê có thể giúp giảm bớt các tác động tiêu cực của biến đổi khí...
    Show More Show Less
    13 mins
  • Vụ Charlie Hebdo : Phải chăng kiểm duyệt và tự kiểm duyệt thể hiện “văn hóa tôn trọng lẫn nhau”
    Jan 8 2025
    Vụ tấn công khủng bố tại tòa soạn báo trào phúng Charlie Hebdo cách nay 10 năm đã khiến cả thế giới bàng hoàng, thúc đẩy các cuộc biểu tình lớn ủng hộ tự do ngôn luận trên toàn thế giới. Vụ tấn công cũng đặt ra câu hỏi về giới hạn của tự do ngôn luận, đặc biệt tại những nước mà kiểm duyệt báo chí là vấn đề thường nhật, như ở Việt Nam, Trung Quốc hay một số nước Đông Nam Á khác. Nhìn từ khu vực Đông Nam Á, IFEX (International Freedom of Expression Exchange - một mạng lưới toàn cầu gồm các tổ chức cam kết bảo vệ và thúc đẩy quyền tự do ngôn luận), trong một bài đăng, đưa ra bình luận về góc nhìn của vụ tấn công vào tạp chí Charlie Hebdo tại khu vực này. Bài đăng nhấn mạnh nơi đây “KHÔNG khoan dung” đối với các quan điểm khác biệt về chính trị, dù không bạo lực như vụ tấn công Charlie Hebdo, nhưng được hình sự hóa.Nhà nghiên cứu Prashanth Parameswaran, thuộc Chương trình châu Á tại Trung tâm Wilson, trong bài đăng trên The Diplomat, thì chỉ trích “tính giả tạo” của một số nước Đông Nam Á. Thủ tướng Malaysia Najib Razak đã từng lên mạng Twitter (tên gọi cũ của X) tuyên bố đất nước đoàn kết với người dân Pháp, còn bộ Ngoại Giao Indonesia thì tuyên bố ủng hộ nỗ lực của Pháp nhằm “đưa những kẻ ác ra trước công lý”. Tại đất nước đa số Hồi giáo Indonesia, một người đàn ông đã bị bỏ tù vì tự tuyên bố là vô thần. Láng giềng Malaysia thì đã đưa ra luật chống kích động, để chống lại các chính trị gia đối lập các luật sư, nhà báo…. Hai nước này vẫn tiếp tục đàn áp các biên tập viên, họa sĩ biếm họa và những công dân khác trong nước vì thực hiện quyền tự do ngôn luận giống như Charlie Hebdo được hưởng. Ví dụ, biên tập viên của tờ The Jakarta Post, Meidyatama Suryodiningrat và họa sĩ truyện tranh gây tranh cãi người Malaysia Zunar - đều đang bị quản thúc tại gia vì những bức biếm họa bị coi là “xúc phạm đến sự nhạy cảm của công chúng”.Thái Lan cũng đã áp dụng lệnh cấm chỉ trích chính quyền quân sự và chế độ quân chủ trên các phương tiện truyền thông. Những nhà bất đồng chính kiến thường xuyên bị bỏ tù, buộc phải lưu vong, và thậm chí bị bịt miệng ngay cả sau khi họ đã rời khỏi nước.Tổ chức IFEX cho rằng, ở các quốc gia này, bao gồm cả Singapore, kiểm duyệt các phương tiện truyền thông và tự kiểm duyệt nhằm phục vụ cho lợi ích Nhà nước và quyền lực chính trị.Đọc thêmĐông Nam Á : Lên án vòng vo vụ tấn công báo Charlie HebdoRiêng về Việt Nam, chỉ trích Nhà nước là phạm tội hình sự và kiểm duyệt báo chí là vấn đề thường nhật. Hà Nội được biết đến với nhiều cuộc đàn áp những nhà bất đồng chính kiến và bỏ tù những blogger chỉ trích tham nhũng trong chế độ hiện hành.Liên quan đến vụ tấn công vào tòa soạn báo Charlie Hebdo cách nay 10 năm, ông X một cựu nhà báo, từng cộng tác cho Tuổi Trẻ Cười xin ẩn danh, đưa ra nhận định với RFI Tiếng Việt : “Từ đêm 11/1 tới lúc 1 giờ 5 phút ngày 12/1/2015, tôi theo dõi khá sát cuộc tuần hành lịch sử ở Pháp, với sự tham gia của gần một triệu rưỡi người tại Paris và nhiều tỉnh, thành phố khác (bày tỏ ủng hộ Charlie). Cùng lúc, điểm lại làng báo Việt Nam thì thấy chỉ có mỗi báo điện tử Pháp Luật TP.HCM Online tường thuật về cuộc tuần hành này, còn nhiều báo lớn, như Tuổi Trẻ Online, sau khi tường thuật về vụ bắt con tin ở Paris thì đêm đó không có một dòng nào về sự kiện lịch sử này. Trên vị trí vedette của các tờ báo điện tử khác, chỉ thấy giựt tin... thí sinh Tài năng Việt uống nhầm a-xít,…, hệt như mấy báo lá cải. Chi tiết này khiến tôi đặt ra vấn đề: Liệu có phải nhiều tờ báo điện từ, nội bộ nhiều báo đã “tự kiểm duyệt”, hoặc đã được nhắc nhở không nói nhiều thêm về vụ “ủng hộ Charlie Hedo” chăng ?Làng biếm họa Việt Nam, khoảng trên dưới chục người hành nghề chuyên nghiệp, cũng thường phải đối mặt với “tự kiểm duyệt” và “kiểm duyệt”. Theo ông X, nếu xét các tiêu chí một cách định ...
    Show More Show Less
    9 mins
  • 10 năm sau thảm kịch Charlie Hebdo, tự do ngôn luận vẫn là một dấu hỏi tại Pháp
    Jan 3 2025
    Cách nay 10 năm, ngày 07/01/2015, nước Pháp đã trải qua một cú sốc kinh hoàng trước vụ thảm sát tại tòa sạn báo châm biếm Charlie Hebdo do anh em nhà Kouachi thực hiện, khiến cả thế giới bàng hoàng. Liệu 10 năm sau, tờ báo biếm họa trào phúng trở thành tượng đài tự do ngôn luận ở Pháp, bị khủng bố tấn công, có còn tiếp tục tạo ra tiếng cười đối với mọi chủ đề mà không bị đe dọa ? Thảm kịch bắt đầu vào sáng ngày 07/01/2015, hai anh em Said Kouachi và Chérif Kouachi, được cho là có liên hệ với tổ chức khủng bố al-Qaeda, đã mang theo súng trường tấn công vào văn phòng tòa soạn của Charlie Hebdo trong giờ họp. Vụ tấn công diễn ra trong 10 phút, đã tước đi sinh mạng của 12 người, 8 trong số là các thành viên của toà soạn, các hoạ sĩ vẽ tranh biếm họa Cabu, Charb (tổng biên tập), Honoré, Tignous và Wolinski, cùng nhà tâm lý học Elsa Cayat và nhà kinh tế học Bernard Maris, người hiệu đính Mustapha Ourrad. 11 người khác bị thương, trong đó có 4 người bị thương nặng.Ngay trong tối cùng ngày, hàng nghìn người Pháp đã tập trung, đứng dưới khẩu hiệu “Je suis Charlie – Tôi là Charlie”, trở thành biểu tượng cho tự do ngôn luận và sự đoàn kết. Đến ngày 11/1, khoảng 4 triệu người đã xuống đường để tưởng nhớ tổng cộng 17 người bị sát hại vào các ngày 7, 8 và 9 tháng 1/2015, là các nhà báo, cảnh sát, những người Pháp theo đạo Do Thái, thiệt mạng, trong vụ tấn công vào một siêu thị ở Porte de Vincennes, gần ngoại ô Paris.Đọc thêmPhương Tây bảo vệ quyền châm biếm của Charlie Hebdo, các nước Hồi giáo ôn hòa Châu Á lo ngạiVụ tấn công đánh dấu khởi đầu của mỗi chuỗi các vụ khủng bố liên hoàn sau đó, vào ngày 13/11/2015 tại Paris, ngày 14/7 năm 2016 tại Nice… Vào năm 2020, khi Charlie Hedbo đăng lại những bức tranh biếm họa về Mohammed nhân các phiên tòa xét xử vụ tấn công, một bộ phận thế giới Hồi giáo một lần nữa lại phẫn nộ chống lại Pháp. Vào tháng 09/2020, một người Pakistan đã thực hiện một vụ tấn công trước văn phòng cũ của Charlie. Một tháng sau đó, một kẻ khủng bố gốc Chechenia đã ám sát Samuel Paty một cách tàn bạo, sau khi giáo viên lịch sử này cho xem những bức tranh biếm họa trong lớp. Theo tuần san Nouvel Obs, “bóng tối của ngày 07/01/2015 - những mối đe dọa tiềm ẩn trong các hành động khủng bố, cho đến nay vẫn còn đó ”. Tại Pháp, các hồ sơ điều tra về khủng bố thánh chiến chiếm 87% tại Văn phòng Công tố Chống Khủng bố Quốc gia.Nỗi sợ hãi vẫn còn đó10 năm sau thảm kịch, các nhà báo và hoạ sĩ tranh biếm họa của Charlie Hebdo vẫn tiếp tục phải sống chung với những đe dọa khi hành nghề, được cảnh sát túc trực bảo vệ, nhưng cuộc đấu tranh bằng cây cọ, ngòi bút vẫn tiếp tục. Kể từ sau vụ tấn công tháng 01/2015, địa chỉ mới của tòa soạn hoàn toàn được giữ kín, người ngoài khó có thể tiếp cận, ngay cả với những đồng nghiệp trong giới nhà báo. Bởi Charlie vẫn luôn bị đe dọa.Thế nhưng, điều này không ngăn cản tờ báo châm biếm tổ chức một cuộc thi vẽ tranh biếm họa về Thượng Đế, mời họa sĩ từ khắp nơi trên thế giới tham gia. Trả lời RFI Pháp ngữ, ông Gerard Biard, tổng biên tập của tờ báo, đã nhận được một số bức tranh dự thi, và cho biết : “ Những bức tranh biếm họa thú vị nhất là những tác phẩm không cần lời, bởi vì như vậy cả thế giới có thể hiểu được mà không cần phải dịch thuật. Đó là loại tranh rất khó vẽ, và khó thành công, nhưng một khi đã làm được thì không gì có thể so sánh được”.Cuộc thi này được xem như là một “thước đo nhiệt độ”, để “trấn an về tình trạng sức khỏe của bức tranh biếm họa,” mười năm sau cuộc tấn công. Tổng biên tập báo Charlie Hebdo cho biết rất mong đợi, xem là những bức tranh biếm họa độc đáo nhất đến từ quốc gia nào, nền văn hóa nào. Bởi dù có ở đâu trên quả địa cầu này, “ai cũng có thể cười về Thượng Đế, và không có ai, ngay cả những người có đức tin, là chưa từng báng bổ cả”. Những bức tranh biếm họa độc đáo nhất từ cuộc ...
    Show More Show Less
    9 mins

What listeners say about Tạp chí xã hội

Average customer ratings

Reviews - Please select the tabs below to change the source of reviews.