PR Marketing là gì? 7 loại hình PR Marketing phổ biến PR Marketing đang là xu hướng truyền thông đem lại hiệu quả cao đối với các doanh nghiệp. Vậy hình thức này hiểu là gì? Cùng Dinos Việt Nam khám phá ngay nhé! PR Marketing là gì? PR là viết tắt của Public Relations (Quan hệ công chúng). Vậy Quan hệ công chúng nghĩa là gì? Nói đơn giản thì quan hệ công chúng là xây dựng mối quan hệ với công chúng. Đây là quá trình đầu tư có chiến lược, đưa ra thông báo và quảng cáo với thông tin có liên quan đến doanh nghiệp với mục đích tăng danh tiếng và thương hiệu của công ty đó. PR Marketing quan trọng với doanh nghiệp như thế nào? PR là công cụ giúp doanh nghiệp xây dựng hình ảnh và thương hiệu một cách hiệu quả. PR là doanh nghiệp đang xây dựng niềm tin với khách hàng, là hình ảnh người khách hàng nhắc đến doanh nghiệp. PR sẽ xây dựng hình ảnh của công ty và thương hiệu cho sản phẩm mang tính nhất quán lâu dài bởi nó là kết quả nỗ lực không ngừng của doanh nghiệp để tạo dựng niềm tin vào cộng đồng. PR và Marketing khác nhau như thế nào? Sự khác biệt chính giữa PR và Marketing là khán giả. PR tập trung vào công chúng nói chung. Đây là những người có thể không hiểu hoặc thậm chí không hiểu về thương hiệu của bạn. Đối tượng Marketing có thể có nhiều phân khúc hơn. Các thương hiệu sẽ nhắm mục tiêu đến những người mua cụ thể thay đổi theo thời gian hoặc dựa trên một chiến dịch. 7 loại hình PR Marketing phổ biến Quan hệ truyền thông: PR loại hình này chuyên về xây dựng mối quan hệ với các nhà báo chủ chốt, các hãng tin tức truyền thông, khuyến khích họ đưa tin tích cực về doanh nghiệp của bạn. Tổ chức sự kiện: Doanh nghiệp, công ty triển khai PR theo tổ chức các chương trình sự kiện sẽ truyền tải các thông điệp truyền thông, tạo cơ hội cho những người tiêu dùng gặp gỡ khách hàng tiềm năng, tăng cơ hội quảng cáo và giới thiệu sản phẩm0 Quan hệ cộng đồng: Loại hình PR này là việc xây dựng mối quan hệ tốt với cộng đồng của doanh nghiệp, bao gồm các thành viên trong cộng đồng địa phương: khán giả, khách hàng, nhà cung cấp, giới công quyền, giới tài chính, nhà đầu tư và cổ đông,… PR nhằm tranh thủ tình cảm của công chúng, xây dựng hình ảnh thương hiệu tốt đẹp, tăng mức độ ảnh hưởng. Truyền thông nội bộ: Truyền thông nội bộ thiết lập và duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa các nhóm thành viên nội bộ để hoàn thành các mục tiêu chung của công ty. Đây là loại hình PR cực kỳ quan trọng, quyết định sự thành bại trong hoạt động của các bất kỳ công ty, doanh nghiệp Xử lý khủng hoảng truyền thông: Khủng hoảng truyền thông là những sự việc ngoài ý muốn đến từ nhiều vấn đề như lỗi sản phẩm, bị cáo buộc, vi phạm lòng tin, ô nhiễm môi trường,… gây ảnh hưởng tiêu cực thậm chí phá vỡ hình ảnh của doanh nghiệp. Trách nhiệm xã hội: CSR (Trách nhiệm xã hội) là một trong những loại hình phổ biến của PR, trách nhiệm xã hội liên xoay quanh các vấn đề về bảo vệ môi trường, đóng góp cho xã hội, trách nhiệm với người lao động và các bên liên quan,… Truyền thông trực tuyến và mạng xã hội: Các kênh mạng xã hội như Facebook, Tiktok, Youtube, Twitter,….được xem là những công cụ đắc lực thực hiện các hoạt động PR với độ phủ rộng rãi, tăng khả năng hiển thị, kênh tiếp thị hiệu quả, kiểm soát kịp thời các tình huống phát sinh. Với PR theo cách truyền thông mạng xã hội, bạn hoàn toàn có thể tiếp cận khách hàng hiệu quả, tận dụng tài khoản để chăm sóc khách hàng và giải quyết khiếu nại, giới thiệu sản phẩm,… hoặc theo dõi những gì mà người dùng đang nói về thương hiệu của bạn và điều hướng dư luận với nghệ thuật Seeding,… Kết luận PR Marketing đem lại hiệu quả to lớn và thêm vào đó là chi phí không quá lớn cùng mức độ ảnh hưởng lâu dài trong lòng công chúng. Quan hệ công chúng hay PR là một phần không thể thiếu của doanh nghiệp. Bài viết đã chỉ ra 7 hình thức của PR Marketing, mong rằng bài viết đã chia sẻ cho bạn những kiến ...
Show More
Show Less