• Chuyện Của Thơ | Poemy Podcast

  • By: Poem Nguyen
  • Podcast

Chuyện Của Thơ | Poemy Podcast

By: Poem Nguyen
  • Summary

  • Cảm ơn Bạn đã ghé Chuyện Của Thơ | Poemy Podcast. Mình là Tiểu Thơ, một người yêu thơ. Mời Bạn cùng nghe những thi từ và câu chuyện thật đẹp của thơ ca nhé ! Chúc Bạn có những giây phút nghe thơ vui và thư thái. ----- Poem Nguyen | Tiểu Thơ, Insta: @poemypodcast Email: poemsnguyen@gmail.com
    Poem Nguyen
    Show More Show Less
activate_Holiday_promo_in_buybox_DT_T2
Episodes
  • #149_TRUYỆN KIỀU (TRỌN BỘ) | NGUYỄN DU.
    Feb 7 2024
    Tiếng Việt đẹp quá!! Quá đẹp...Đó là cảm nhận xuyên suốt trong những khoảng thời gian khác nhau mình đọc Truyện Kiều. Dù là ở tuổi mười mấy chưa hiểu sự đời ở lần đầu tiên tiếp xúc Truyện Kiều trong bậc học Trung học cơ sở, đến khi lớn hơn một chút, hiểu chuyện hơn một chút, dù sự đời thì chẳng bao giờ mà hiểu hết được với một cô gái còn chưa hiểu nổi bản thân mình. Nhưng có một chân lý mình tin tưởng ở Truyện Kiều đó là tình người, là ở hiền sẽ gặp lành dù cuộc sống sẽ có nhiều trắc trở đấy, là dù qua bao sóng dập gió vùi nhưng tấm lòng tốt đẹp vẫn vẹn nguyên như buổi ban đầu... Nói về Truyện Kiều, là một đề tài có thể nói là không bao giờ cạn, bởi giá trị của tác giả và tác phẩm. Đó là lịch sử, là thời đại, là văn hóa xã hội, là tôn giáo,... và là đạo đức con người vẫn còn giá trị đến ngày nay. Truyện Kiều sử dụng khá nhiều từ cổ và các điển tích, mình đã chú thích và phân tích thêm ở 22 số (127 đến 148), tương ứng với 22 chương, bạn ghé nghe và xem phần chú thích để hiểu thêm về kiệt tác này nhé. Nguyễn Du không chia Truyện Kiều theo chương hồi, các nhà nghiên cứu văn học căn cứ vào nội dung Truyện Kiều cũng như diễn biến của Kim Vân Kiều Truyện - vốn là một tiểu thuyết chương hồi, để chia Truyện Kiều làm 22 chương để bạn đọc tiện theo dõi. Mời bạn nghe trọn bộ 3254 câu thơ lục bát Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du. ----- Poem Nguyen | Tiểu Thơ, Instagram: @poemypodcast Email: poemsnguyen@gmail.com - Nhạc nền: Moonlight Sonata.
    Show More Show Less
    2 hrs and 34 mins
  • 148_Truyện Kiều | Đoàn tụ_Hồi XXII_Hết. (Câu 3031-3254) | Nguyễn Du.
    Feb 5 2024
    Đoàn tụ. Hai từ thiêng liêng và bình yên biết nhường nào. Thúy Kiều cuối cùng cũng đoàn tụ bên gia đình, cùng lời nguyện ước bên vầng trăng vằng vặc giữa trời hôm nao. "Mười lăm năm mới bây giờ là đây. Tình duyên ấy hợp tan này. Bi hoan mấy nỗi đêm chầy trăng cao” Những ngày cuối năm, chúc bạn sớm đoàn tụ cùng gia đình, cùng người thương. * Chú thích: 1. Trần tạ: Bày tỏ lòng tạ ơn. 2. Từ bi: Thương người, chữ của nhà Phật. 3. Tái thế tương phùng: Gặp nhau ở đời thứ hai, ý nói Kiều như chết đi sống lại để gặp gỡ gia đình. 4. Trùng sinh: Đẻ lại lần thứ hai, ý nói làm cho mình sống lại, chỉ ơn của Giác Duyên. 5. Bỉ thử nhất thì: Do câu “Bỉ nhất thì, thử nhất thì”, ý nói xưa kia là một thì, bây giờ là một thì, hoàn cảnh khác nhau không thể câu nệ được. 6. Tòng quyền: Theo quyền biến, ý nói phải thay đổi việc làm cho thích nghi. 7. Lập am: Dựng chùa, ý nói sẽ làm ngôi chùa riêng, mời Giác Duyên về ở chung. 8. Bình địa ba đào: Sự bất trắc trong đời người, chẳng khác gì đất bằng lại nổi sóng. 9. Quả mai ba bảy: Kinh thi: “Phiếu hữu mai, kỳ thực nhất hề... Phiếu hữu mai, kỳ thực tam hề...” (Mơ rụng xuống, quả còn bảy phần..., Mơ rụng xuống, quả còn ba phần), ý nói tiết xuân đã muộn nên kíp lo liệu hôn nhân. Ở đây Thuý Vân muốn nói Kiều vẫn còn vừa tuổi đi lấy chồng. 10. Gia thất: “Tả truyện” có câu: “Nam hữu thất, nữ hữu gia” (Con trai có vợ, con gái có chồng). Gia thất duyên hài: đẹp duyên vợ chồng. 11. Hoa thơm phong nhuỵ, trăng vòng tròn gương: Trinh tiết còn nguyên vẹn. 12. Đuốc hoa: Ý nói nếu trinh tiết còn nguyên thì đêm hợp hôn mới không hổ thẹn. 13. Trần cấu: Bụi nhơ. 14. Cầm sắt: Kinh thi: “Thê tử hảo hợp như cổ sắt cầm” (Vợ con hoà hợp như gảy đàn sắt, đàn cầm). Người sau bèn dùng hai chữ cầm sắt để chỉ tình vợ chồng. 15. Cầm cờ: Khi bầu bạn gặp nhau thường gảy đàn, đánh cờ làm vui, nên hai chữ cầm kỳ để chỉ tình bạn hữu. Câu này ý nói nên đem tình vợ chồng đổi làm tình bầu bạn. 16. Quyền: Quyền biến, nghĩa là theo hoàn cảnh mà thay đổi các xử sự. 17. Chấp kinh: Giữ theo đạo thường, lê thường. 18. Chàng Tiêu: Do chữ Tiêu lang, tiếng xưng hô của người con gái đối với tình nhân. Tình sử chép Thôi Giao đời Đường có người yêu bị người ta bắt bán cho quan Liên suý. Chàng buồn rầu làm bài thơ, trong có câu: “Hầu môn nhất nhập thâm như hải, Tòng thử Tiêu lang thị lộ thân” (Cửa hầu vào rồi thấy sâu như biển, Từ nay chàng Tiêu là người khách qua đường). Câu này ý nói nỡ nào lại hững hờ không nhận người yêu cũ hay sao. 19. Bi hoan mấy nỗi, đêm chầy trăng cao: Kim Trọng, Thuý Kiều cùng nhau kể lể những chuyện buồn, chuyện vui mãi cho đến khi đêm đã khuya, trăng đã cao. 20. Xướng tuỳ: Do câu “Phu xướng phụ tuỳ” (chồng xướng vợ nghe theo). Dùng để thay cho chữ phu phụ. 21. Thì còn em đó, lọ cầu chị đây: Nếu Kim Trọng nghĩ đến việc sinh con đẻ cái để nối dõi tông đường về sau thì đã có Thuý Vân. 22. Chữ trinh còn một chút này: Kiều ngầm nói nàng sở dĩ bị cảnh ong qua bướm lại là do hoàn cảnh bắt buộc, chứ tâm hồn nàng thì vẫn trong trắng. Chữ trinh hiểu về tinh thần chứ không phải thể xác. 23. Là nhiều vàng đá, phải tìm trăng hoa: Bấy lâu đi tìm Kiều là đeo đuổi lời thề vàng đá, không phải là tìm thú trăng hoa. 24. Cao thâm: Y nói Kiều cảm tạ cái nghĩa cao ơn sâu của Kim Trọng. 25. Dương hoà: Khí dương đầm ấm của mùa xuân. 26. Duềnh quyên: Vũng nước biển sáng đẹp 27. Lam Điền: Tên một hòn núi ở tỉnh Thiểm Tây, chỗ có nhiều ngọc quý. 28. Sớm mận tối đào: Sớm ấp mận, tối ôm đào, ý nói người trăng gió, tình yêu không chuyên nhất và Kiều không phải là người như vậy. 29. Quan giai: Cấp bậc quan lại, ý nói Kim Trọng làm quan được lần lần thăng chức. 30. Thừa gia: Đảm đương việc nhà, cũng có nghĩa là sang dòng nối dõi tông đường. 31. Cù mộc: Chỉ vợ cả 32. Quế hoè: Điển tích, họ Đậu, đời Tống, có năm người con trai đều hiển đạt, Vương Đạo có câu ...
    Show More Show Less
    17 mins
  • 147_Truyện Kiều | Kim Trọng đi tìm Thúy Kiều_Hồi XXI (Câu 2775-3030) | Nguyễn Du.
    Feb 3 2024
    Sau khi trở về từ Liêu Dương, biết tin gia đình Kiều gặp tai biến, Kim Trọng càng thương Kiều hơn và không ngừng tìm kiếm Nàng suốt mười lăm năm, và cuối cùng tấm chân tình ấy cũng được báo đáp. Chú thích: 1. Lai sinh: Kiếp sau. Câu này ý nói nếu như chết mà thiêng thì kiếp sau xin đền bù lại. 2. Ván đã đóng thuyền: Ý nói Thuý Kiều bây giờ đã về tay người khác. 3. Kim hoàn: Vòng vàng, vật Kim Trọng đưa cho Thuý Kiều làm tin lúc mới gặp nhau (câu 318: “Xuyến vàng đi chiếc, khăn là một vuông”) 4. Dưỡng thân: Nuôi cha mẹ. Câu này ý nói Kim Trọng thay Kiều phụng dưỡng vợ chồng Vương ông như cha mẹ mình. 5. Lâm Thanh: Mã Giám Sinh nói dối là quê ở đó, nên Kim Trọng mới nhiều lần sai người đến đây hỏi thăm tin Kiều. 6. Chế khoa: Khoa thi do ý vua mà mở ra, khác với khoa thi thường lệ. 7. Bảng xuân: Do chữ xuân bảng, bảng thi về mùa xuân. Chiếm bảng xuân tức là thi đỗ. 8. Cửa trời: Do chữ thiên môn, tức là cửa nhà vua. 9. Đường mây: Do chữ vân lộ hay thanh vân lộ, ý nói đường công danh, sĩ hoạn. 10. Ngõ hạnh: Tức Hạnh Viên ở kinh đô Tràng An. Đời nhà Đường các tân khoa tiến sĩ được dự tiệc và xem hoa ở đây. 11. Dặm phần: Do chữ phần du mà ra, ý nói quê nhà. Câu này tả cảnh vinh hoa của Kim, Vương khi thi đỗ và về vinh qui. 12. Chu tuyền: Hay chu toàn, làm cho được tròn vẹn. Câu này ý nói Vương Quan làm rể họ Chung. 13. Ngọc đường: Đời Tống Thái Tông, vua đề ở dinh Hàn Lâm ba chữ “Ngọc đường thự”. Đời sau bèn dùng những chữ “Kim mã ngọc đường” để nói chung cảnh quan gia phú quý. 14. Ngoại nhậm: Làm quan ở cõi ngoài (không phải ở huyện nhà) 15. Thê nhi: Vợ con. 16. Cầm đường: Phụ Tử Tiện thời Xuân Thu làm quan huyện, thường hay gảy đàn, người sau bèn gọi đinh quan huyện là cầm đường. 17. Tiếng hạc, tiếng đànTriệu Biên đời Tống, đi làm quan, chỉ đem theo một con hạc và một cây đàn, tỏ ra người liêm khiết cao thượng. 18. Thanh khí: Câu này ý nói Thuý Vân, Thuý Kiều là hai chị em ruột, cho nên dễ cảm thông với nhau. 19. Giai âm: Tin tốt. 20. Thăng đường: Ra ngồi làm việc ở công đường. 21. Kiên trinh: Kiên quyết giữ gìn trinh tiết. 22. Liều mình: Chỉ việc Thuý Kiều tự vẫn lúc mới đến nhà Tú Bà. 23. Phải lừa: Chỉ việc sợ bị Sở Khanh lừa đưa đi trốn. 24. Vân mồng: Tiếng cổ, nghĩa là tin tức, manh mối. 25. Tiêu hao: Cùng nghĩa với tăm hơi, tin tức 26. Bình bồng: Bình: bèo; bồng: cỏ bồng. Hai vật này thường hay trôi nổi theo nước và gió. Ở đây để chỉ tấm thân phiêu bạt của Kiều. 27. Đỉnh chung: Đỉnh: cái vạc để nấu thức ăn; chung: cái chuông để đánh báo hiệu giờ ăn. Đỉnh chung ở đây dùng để chỉ cảnh vinh hiển phú quý. 28. Treo ấn từ quan: Treo trả cái ấn tại công đường mà bỏ về, không làm quan nữa. 29. Năm mây: Do chữ ngũ vân, ý nói tờ chiếu có vẽ mây năm sắc. 30. Chiếu trời: Là chiếu nhà vua 31. Khâm ban: Chữ khâm nguyên có nghĩa là kính, sau được dùng để chỉ nhà vua. Ví dụ như nói khâm sai, khâm định,... 32. Sắc chỉ: Tờ sắc ban bố mệnh lệnh của nhà vua 33. Cải nhậm: Đổi đi làm nơi khác. 34. Nam Bình: Tên huyện, thuộc tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc), ở phía trên sông Tiền Đường và Hàng Châu. 35. Châu Dương: Tức Dương Châu, tên phủ thuộc tỉnh Giang Tô (Trung Quốc), ở phía trên sông Tiền Đường và Hàng Châu. 36. Phó quan: Đi đến chỗ làm quan, đi nhậm chức. 37. Phúc Kiến, Chiết Giang: Hai tỉnh phía đông nam Trung Quốc, nơi cát cứ cũ của Từ Hải. 38. Hàng Châu: Tên phủ, nay là thủ phủ tỉnh Chiết Giang. 39. Thất cơ: Để lỡ cơ mưu, làm sai quân cơ, tức là bị mắc mưu địch. 40. Thu linh: Thu khí thiêng, ý nói là chết. 41. Thổ tù: Người tù trưởng ở địa phương, cùng như chữ thổ quan. 42. Gieo ngọc, trầm châu: Ngọc và châu thường được dùng để chỉ cái đẹp, cái quý giá. “Gieo ngọc trầm châu” ở đây chỉ việc Thuý Kiều trầm mình. 43. Chiêu hồn: Gọi hồn. 44. Thiết vị: Đặt bài vị viết tên hiệu người chết mà thờ cúng. 45. Đàn tràng: Đàn làm lễ giải oan. 46. Cánh hồng: Cánh chim hồng. Cũng hiểu là phong thái nhẹ nhàng của cô gái ...
    Show More Show Less
    17 mins

What listeners say about Chuyện Của Thơ | Poemy Podcast

Average customer ratings

Reviews - Please select the tabs below to change the source of reviews.